KÍNH GỬI LỜI CHÚC TRI ÂN NGÀI SÁNG LẬP SHIATSU ĐỂ CHÚNG CON THỪA HƯỞNG

Must read

Nhân dịp ngày tri ân Nhà giáo, cô Trương Thị Ngọc Ánh – chủ tịch Đại diện Shiatsu tại Việt Nam lại bồi hồi nhớ về cội nguồn của Shiatsu. Người sáng lập và dành hết tâm huyết cho sự phát triển của Shiatsu và cũng là người cho cô nguồn cảm hứng phát triển Shiatsu lớn mạnh để giúp đỡ được nhiều người hơn.

Lịch sử ra đời liệu pháp Shiatsu toàn thư sức khỏe và sinh lực từ các đầu ngón tay phát Triển Shiatsu

TOKUJIRO NAMIKOSHI , Người sáng lập liệu pháp Shiatsu Namikoshi sinh ngày 03 tháng 11 năm 1905 tại Quận Kagawa trên đảo Shikoku. Khi lên 7 tuổi, ông TOKUJIRO NAMOKOSHI và toàn bộ gia đình gồm bố là TIKICHI, mẹ là MASA, anh cả là MOICHI, anh thứ là MASAGO, chị SADAKO, em trai HARUO đã di chuyển như những người đi khai hoang từ vùng khí hậu ấm áp của biển nội địa Seto. Đi đến một vùng môi trường khắc nghiệt phía Bắc đảo Hokkaido của Nhật Bản.

Rõ ràng là chuyến đi đã xáo trộn cuộc sống của họ và kéo theo chặng đường gian nan vất vả, đặc biệt là khi phương tiện giao thông còn thô sơ vào thời ấy. Vài ngày sau cuối cùng họ cũng đến nơi. Người mẹ thình lình bắt đầu kêu đau ở hai đầu gối. Thoạt đầu, mọi người ai cũng nghĩ đó chỉ là hậu quả của một cuộc hành trình không quen kéo dài và không coi đó là một chứng bệnh nghiêm trọng, nhưng thời gian qua, cơn đau ngày càng xấu hơn và lan truyền xuống mắt cá, cổ tay, khuỷu tay và hai vai để trở nên căn bệnh mà bây giờ gọi là bệnh thấp khớp.

Trong ngôi làng nơi họ chung sống là một ngôi làng hoang sơ, không có Bác sĩ, cũng chẳng có thuốc men hay loại thảo dược nào dễ tìm. Không một người con nào của họ chịu đựng nổi cảnh này, nhìn mẹ chúng rên rỉ đau đớn, tất cả những gì mà chúng làm được là thay phiên nhau vuốt và ấn lên các chỗ đau trên thân người mẹ. Có lẽ, do sự nhiệt tình của các người con truyền sang người mẹ, nên dần dần Bà cảm thấy bớt đau.

Vậy nên chúng tiếp tục xoa bóp cho Bà và Bà thường nói với TOKUJIRO hai bàn tay của con là hay nhất lời khen này đã khuyến khích cậu con trai cố gắng hơn nữa để điều trị cho mẹ mình. Tuy cậu ta không biết mãi mai gì về sinh lý học hoặc cơ thể học, hai bàn tay và ngón tay của cậu cảm nhận được những khác biệt về trạng thái của da, độ ấm, độ cứng cơ, để sau đó điều chỉnh lực ép lên các vùng thay đổi.

Cậu ta áp dụng tỷ lệ chà sát 80% và dùng tay ấn xuống 20 %, cậu ta sớm phát hiện rằng đảo ngược tỷ lệ trên có hiệu quả hơn. Cậu ta tập trung vào các vùng cứng cơ nhất và mát lạnh nhất và rồi bệnh trạng của mẹ cậu sớm chuyển sang một tình hình khá hơn.

Kể từ lúc cậu ta ấn xuống hai bên giữa cột sống, cậu ta không hiểu rằng mình đã kích thích tuyến thượng thận tiết ra chất Cortisone điều trị bệnh thấp khớp. Cuối cùng thao tác của cậu ta đã dẫn đến điều trị khỏi  hoàn toàn và quá trình thực hiện không được khai sáng này đã chỉ dẫn những lực tự điều trị tồn tại một cách bướng bỉnh bệnh trong cơ thể con người. Cậu ta đã nắm được khả năng kích thích các lực đó đi vào hoạt động, và đây là bước khai sinh hệ thống Shiatsu của cậu ta.

Sau khi vượt qua những khó khăn khác nhau trong nghiên cứu của ông về mát xa “án ma”. Và mát xa kiểu Tây Phương năm 1925 TOKUJIRO NAMIKOSHI mở viện điều trị trên đảo Hokkaido. Sau đó, một số các bệnh nhân đến điều trị, đã trở thành học trò của ông.

Năm 1933 giao Trường lại cho các học trò của ông quản lý, ông đến Tokyo mở một viện Shiatsu khác nhưng nhận biết ngay là nếu muốn liệu pháp Shiatsu muốn phát triển ông đã hợp tác với những Người khác. Sự tận tuỵ vào công việc của ông rốt cuộc đem đến kết quả thành lập Viện Shiatsu Nhật Bản vào 11 tháng 02 năm 1940.

Phương pháp điều trị và thuyết trình tại Trường đã được công nhận rộng rãi về những tác dụng đặc biệt của phương pháp trị liệu Shiatsu. Năm 1955 lần đầu tiên, phương pháp Shiatsu được công nhận hợp pháp, mặc dù không hiểu vì lý do gì chỉ như là một phần của mát xa “án ma”.

Từ ngày thành lập viện Shiatsu Nhật Bản đã đào tạo nhiều chuyên viên tốt nghiệp Đại học, trong năm 1957, dưới tên mới là Trường Đại học Shiatsu Nhật Bản chính thức cấp phép bởi Bộ trưởng Y tế.

Đó là trường đầu tiên và duy nhất trong nước hướng dẫn giáo dục chuyên môn trong lãnh vực này. Năm 1964 Cuối cùng phương pháp Shiatsu được công nhận như là riêng biệt và độc lập với phương pháp “án ma” và các hình thức mát xa khác.

Hiện nay, những người học 3 năm đào tạo tại Trường Shiatsu Nhật Bản có đủ tư cách để qua kỳ thi quốc gia. Nếu qua được kỳ thi, họ được cấp phép như là một chuyên viên “án ma” mát xa Shiatsu. Kể từ những người đã học tại viện khi trường còn mang tên cũ, có hơn 20.000 chuyên viên đã tốt nghiệp từ Trường Namikoshi.

Việc phát hành quyển sách Shiatsu bằng tiếng Anh đã đưa danh tiếng của phương pháp trị liệu Shiatsu đến nhiều quốc gia, tại đó phương pháp đã được biết đến một cách rộng rãi, đến nổi nhiều tour thuyết trình ở nước ngoài rất cần cho mỗi năm.

Cô Trương Thị Ngọc Ánh kế thừa và phát triển Shiatsu tại Việt Nam

Đã 13 mùa hè, cô Trương Thị Ngọc Ánh theo ông xã sang Nhật Bản chăm chỉ học Shiatsu khi một lần bén duyên và giác ngộ sự hữu ích từ giá trị sức khoẻ mà Shiatsu mang lại. Ấp ủ những lý tưởng đưa Shiatsu về Việt Nam phát triển và giá trị nhân văn mà cô muốn để lại chính là giúp chữa trị cho nhiều người, đưa Shiatsu vào ngành du lịch Việt Nam, giúp ngành Du lịch Việt Nam phát triển và đưa ngành massage Việt vươn tầm quốc tế.

Ngày 02/11/2019, Hiệp Hội Shiatsu Nhật Bản chính thức trao quyết định Chủ tịch Shiatsu tại Việt Nam cho cô Trương Thị Ngọc Ánh, niềm vui lớn đến với cô và với Việt Nam.

Từ ngày thành lập văn phòng Đại diện tại Việt Nam, Hiệp Hội Shiatsu đã kí kết hợp tác với rất nhiều Tổ chức, Hiệp hội và Spa trong việc đào tào và nâng cao tay nghề.

Theo dự kiến của cô Trương Thị Ngọc Ánh, mỗi năm 4 Quý cô sẽ mời các GS Nhật Bản đến đào tạo cho các bạn Việt Nam cho đến Đại học Shiatsu. Nhưng do dịch Covid từ đó đến nay gần 2 năm rồi nên kế hoạch không thể thực hiện nhưng trong cô vẫn luôn nung nấu Việt Nam phải có Đại học Shiatsu.

Tâm huyết của cô lúc này gói gọn trong câu nói: “Tôi không s ngày mai mình chết. Tôi ch lo không đ thi gian phát trin Shiatsu đến chương trình đi hc ti Vit Nam”.

Gửi lời biết ơn và tri ân sâu sắc của mình tới ngài – người đã khai sáng cho ngành Shiatsu ngày hôm nay. Cô Trương Thị Ngọc Ánh: “ĐỂ TRI ÂN NGÀI, CON : TRƯƠNG THỊ NGỌC ÁNH CAM KẾT PHÁT TRIỂN SHIATSU LỚN MẠNH TẠI VIỆT NAM”.

Cherry

- Advertisement -spot_img

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Latest article